Giải đáp tất-tần-tật cho cô nàng đam mê skincare về cách dùng kem dưỡng ẩm

Là 1 sản phẩm quen thuộc và “must have” trong quy trình chăm sóc da của các cô nàng có đam mê skincare. Tuy nhiên, bạn đã biết về cách dùng kem dưỡng ẩm để phát huy tối đa công dụng của sản phẩm này cho làn da của mình? Hãy cùng Tami Natural Home lật bài về những tips hữu ích giúp bạn sử dụng sản phẩm này một cách hiệu quả nhất. 

  1. Tác dụng của kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm là bước dưỡng cuối cùng trong quy trình chăm sóc da, có tác dụng cấp ẩm và bảo vệ da khỏi những tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, một số loại kem dưỡng ẩm còn có tác dụng đặc trị các vấn đề mà da thường gặp như: lão hóa, thô ráp, bong tróc, da không đều màu và trả lại làn da tươi trẻ, mịn màng cho người sử dụng

Một số tác dụng nổi bật của kem dưỡng ẩm có thể kể đến như: 

  • Có tác dụng khóa ẩm 

Kem dưỡng ẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng ở bước cuối cùng trong chu trình skincare để phát huy tác dụng khóa ẩm tối ưu cho làn da. Đặc biệt, với các bạn có sử dụng acid hoặc treatment, thì kem dưỡng ẩm sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là cung cấp độ ẩm cho da và giữ cho tinh chất thẩm thấu sâu vào mà không bị bay hơi

  • Cung cấp độ ẩm và bảo vệ da

Lớp ngoài cùng của da chính là lớp biểu bì. Bề mặt biểu bì được bao bọc bởi màng hydrolipid. Đây là màng ẩm tự nhiên đóng vai trò như hàng rào bảo vệ da khỏi sự xâm nhập và tấn công của các gốc tự do và tác nhân gây hại. Dưỡng ẩm thường xuyên góp phần củng cố và phục hồi màng ẩm tự nhiên cho da, duy trì độ đàn hồi và sự khỏe mạnh của làn da. 

  • Ngăn ngừa lão hóa 

Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên kết hợp cùng các bước chăm sóc da giúp nuôi dưỡng và làm chậm các dấu hiệu lão hóa, giúp làn da luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống. Theo những nghiên cứu của Viện Da liễu, thực hiện dưỡng ẩm đầy đủ làm giảm 22% nguy cơ lão hóa. Khi làn da đạt trạng thái cân bằng với màng ẩm tự nhiên khỏe mạnh sẽ làm chậm sự xuất hiện của các dấu hiệu tuổi tác như nếp nhăn, đốm nâu. 

  1. Cách dùng kem dưỡng ẩm

2.1. Cách chọn kem dưỡng ẩm

Chọn lựa một loại kem dưỡng ẩm có kết cấu và công dụng và thành phần phù hợp với làn da sẽ giúp kem phát huy tối đa tác dụng trên da của bạn. 

  • Da thường: Đây là loại da không quá khô cũng không quá nhờn. Để duy trì sự cân bằng của độ ẩm tự nhiên này, bạn nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm có dán nhãn “water base” (gốc nước) bởi thành phần dịu nhẹ, không tạo cảm giác nhờn 
  • Da khô: Để khôi phục lại độ ẩm cho da khô, bạn hãy chọn 1 loại kem dưỡng ẩm có tính dầu mạnh hơn, có chứa các thành phần giúp cho làn da của bạn giữ nước. Đối với da khô và nứt, các sản phẩm có chứa sáp sẽ được ưa chuộng nhiều hơn và ngăn ngừa việc da bạn bị mất nước. 
  • Da dầu: Là loại da rất dễ bị mụn trứng cá, mặc dù vậy, da dầu vẫn cần độ ẩm, đặc biệt là sau khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da loại bỏ dầu và khiến da khô hơn. Hãy lựa chọn 1 sản phẩm gốc nước vì sẽ giúp da thông thoáng, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Da nhạy cảm: Loại da này dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa hoặc nổi mụn. Do đó, bạn cần tìm một loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần dịu nhẹ, không chứa các chất gây dị ứng như cồn và hương liệu. 

2.2. Cách dùng kem dưỡng ẩm 

Sau khi đã chọn lựa được một loại kem dưỡng ẩm phù hợp, bạn cũng cần nắm được các bước thoa kem để giúp da hấp thụ được hết các tinh chất và giảm tình trạng lão hóa, chảy xệ

Bước 1: Vệ sinh da mặt và tay sạch sẽ 

Bước 2: Lấy một lượng kem dưỡng bằng hạt đậu ra đầu ngón tay, xoa đều lượng kem vừa lấy trên các đầu ngón tay trước khi thoa lên da (hoặc chấm đủ trên 5 vị trí bao gồm: Trán, mũi, cằm và hai bên má)

Bước 3: Bắt đầu vỗ nhẹ và tán đều kem trên bề mặt da. Thực hiện động tác massage vuốt từ hai bên sống mũi lên đuôi mắt

Bước 4: Đừng quên thoa kem vào vùng da cổ của mình và vuốt theo hướng từ dưới lên để hạn chế tình trạng da bị chảy xệ. 

Trên đây là những chia sẻ của Tami Natural Home về cách dùng kem dưỡng ẩm để phát huy tối đa tác dụng của kem trong quy trình chăm sóc da. Đừng quên theo dõi fanpage và website của chúng tôi để cập nhật thông tin và mẹo làm đẹp hữu ích.